Trẻ tiểu học khi vào lớp có xu hướng không tập trung, chúng thường hay lí nhí những câu chuyện môt cách vô tư khiến giáo viên có thể cáu bẵng và khó chịu.
Bước vào lớp đôi khi không hề khó hiểu cho việc mặc dù đã được ra chơi chạy nhảy nô đùa, nhưng vào lớp vẫn nói chuyện. Trên thực tế, trẻ ra chơi gặp thêm những điều mới, lẽ đó vào lớp sẽ kể cho nhau nghe điều mà mình vừa được trải nghiệm đó.
Vậy do đó, để giúp trẻ hợp tác với giáo viên, không gây mất trật tự thì chính giáo viên nên cùng hoạt động với trẻ. Giúp bé tham gia hoạt động, tập thói quen tập trung, khi tiến hành các hoạt động trẻ sẽ không gây mất trật tự và cùng làm việc với cô. Bên cạnh đó, cô giáo hãy kết hợp các hoạt động trò chơi, âm nhạc. Trong lúc rãnh cô có thể kể chuyện cho trẻ nghe tạo hứng thú học tập.
Mà trẻ thì không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp trên, bởi vậy, giáo viên nên tìm kiếm nguyên nhân, không nên la hét. Mà hãy tập trung quan sát xem thử thực tế tình hình lớp học của mình. Bởi bên cạnh những trẻ hay thích nói, còn có cả trẻ mang tính hiếu động, không có khả năng tập trung. Cô cần nhẹ nhàng, đến bên cạnh trẻ giải quyết từng vấn đề, thu hút trẻ bằng các lệnh như gõ thanh, vỗ trống, …. để trẻ tập trung hơn.
Quả thật tâm lý trẻ là một điều gì đó vô cùng phức tạp, khi bước vào và trở thành giáo viên người giáo viên cần chuẩn bị một tâm lý vững. Dịu dàng cho trẻ ở từng khoảnh khắc.
Tập thể gia sư Phan Thiết, Bình Thuận